Một người mẹ có con tự kỷ mà tôi biết trước đây nhà có xưởng sản xuất nhôm, chị nói rằng chị cũng có rối loạn tăng động giảm chú ý, và khi tìm hiểu về kim loại nặng như là một yếu tố quan trọng góp phần vào cả tự kỷ và tăng động giảm chú ý thì chị tin rằng chị và con đều bị nhiễm kim loại nặng.
Tuy nhiên mọi người trong gia đình chị thì chưa thấy ai có những rối loạn này, một phần vì thế nên họ không tin như chị. Cũng dễ hiểu thôi, ngay bản thân tôi từ năm 2011 khi phụ huynh (chị là phụ huynh có con tự kỷ đầu tiên của tôi) nói với tôi rằng con chị kiểm tra thấy có lượng thủy ngân vượt quá 97% ngưỡng cho phép và chị sẽ làm thải độc cho con, tôi đã lo lắng cho chị vì chị đã áp dụng những phương pháp mà theo tôi lúc đó là không có bằng chứng và thâm chí tôi đọc ở đâu đó còn nói là nguy hiểm. Rồi đến lúc con chị hoàn toàn không còn những hành vi của tự kỷ hai năm sau đó nữa thì tôi vẫn không nhìn thấy được mối liên hệ giữa thủy ngân và tự kỷ. Điều cản trở con người phát triển có lẽ chính là CHÚNG TA LUÔN CHỈ NHÌN THẤY NHỮNG GÌ CHÚNG TA TIN.
Tôi không ngạc nhiên khi hầu hết các nhà chuyên môn về tự kỷ hay các rối loạn phát triển ở Việt Nam không hề quan tâm đến nhiễm độc kim loại nặng ở trẻ, thậm chí có người còn cho rằng đó là những tin đồn vớ vẩn không “khoa học”.
Patricia Lemer là một chuyên gia tự kỷ có 50 năm kinh nghiệm, người đã và đang mỗi tuần 1 lần phỏng vấn những chuyên gia ở mọi lĩnh vực liên quan đến tự kỷ qua kênh podcast của bà “Nhà thám hiểm tự kỷ (The Autism Detective). Bà là tác giả quyển sách mà theo tôi nó đáng được coi như “Kinh thánh của tự kỷ”, tên là Outsmarting Autism (tạm dịch Chiến thắng tự kỷ), nó có nhiều thông tin về can thiệp tự kỷ hơn bất kỳ những quyển sách nào tôi đã từng đọc về tự kỷ trong vòng 13 năm qua. Điều tôi muốn nói ở đây là không phải ngẫu nhiên mà bà dành ít nhất 9 trong tổng cộng 21 chương của quyển sách để nói về những thứ liên quan đến nhiễm độc tố và dành hẳn một chương để giúp cha mẹ các phương pháp thải độc cho trẻ tự kỷ.
Bà Lemer đã giới thiệu cho tôi các công trình khoa học của Tiến sĩ Bác sĩ Klinghardt, người mà bà nói đến rất nhiều trong sách. Sau rất nhiều năm nghiên cứu và điều trị cho trẻ tự kỷ, ông kết luận rằng tự kỷ là một tập hợp các triệu chứng bắt nguồn từ sự kết hợp của các độc tố kim loại nặng bao gồm thủy ngân, chì, nhôm, và các chất hóa học dùng trong nông nghiệp, ngoài ra còn có thể có sự có mặt của retrovirus, một loại virus RNA chèn một bản sao bộ gen của nó vào DNA của tế bào vật chủ mà nó xâm nhập, do đó thay đổi bộ gen của tế bào đó. Quy trình điều trị tự kỷ của ông bao giờ cũng bắt đầu bằng các biện pháp loại bỏ thủy ngân, nhôm, flo (fluoride), chất diệt cỏ glyphosate ra khỏi cơ thể và khuyến nghị trẻ tự kỷ tránh càng xa những nguồn phát ra điện từ trường (EMF) càng tốt.
Nhiễm độc kim loại nặng không chỉ là nguyên nhân đóng góp vào các rối loạn phát triển, nó còn có mặt trong hầu hết các rối loạn tâm thần khác và các bệnh mãn tính của cơ thể. Tôi hy vọng rằng đến lúc này chúng ta đều đã hiểu tại sao thế hệ trẻ ngày nay có vẻ như ốm yếu hơn các thế hệ trước, môi trường và phong cách sống của phần lớn các bạn trẻ (kể các các con tôi) làm cho các bạn tiếp xúc với quá nhiều độc tố, và hầu như không biết đến hay có cơ hội thải độc.
Mặc dù hầu hết trẻ của chúng ta trong xã hội hiện đại đều tiếp xúc với độc tố trong đó có kim loại nặng, nhưng tại sao chỉ có một số trẻ có những triệu chứng của tự kỷ hay các rối loạn phát triển khác, đó là vì có rất nhiều các yếu tố gây căng thẳng khác nữa đóng góp vào tự kỷ, giống như người mẹ và đứa con tôi nói ở trên, có thể những người họ hàng của chị không tự kỷ hoặc tăng động vì ngoài ở xưởng sản xuất nhôm đó ra có những thời gian khác họ có thể thư giãn, họ có những mối quan hệ gia đình và xã hội tốt đẹp, không căng thẳng, họ được sống và kết nối với thiên nhiên, họ ăn những đồ ăn không có chất bảo quản, và có thể họ không bao giờ hoặc rất hạn chế tiêm vắc xin cũng như uống thuốc kháng sinh hay thuốc giảm đau. Tôi mới đọc được một bài báo của một bác sĩ điều trị tự kỷ nối tiếng, Jared Skowron, ông đã dẫn chứng rất nhiều nghiên cứu cho thấy thuốc giảm đau acetaminophen có thể đóng góp trong 40% các trường hợp tự kỷ. Và cũng có thể thế hệ này họ chưa mắc phải những rối loạn nhưng các thế hệ sau cháu chắt sẽ chịu những hậu quả của nhiễm độc nhôm từ họ.
Rất nhiều cha mẹ tặc lưỡi khi muốn cho con ăn bánh ngọt hay thức ăn nhanh ngoài đường “chỉ một miếng thôi mà”, hoặc cho con chơi điện thoại “chỉ 15 phút thì có sao”...đôi khi chỉ những sự kiện tưởng là không đáng kể đó cũng có thể kích hoạt các triệu chứng của cơ thể, làm con mất ngủ hoặc nổi mẩn vì dị ứng, và nhiều lần như vậy tích tụ lại sẽ dẫn đến lúc con của chúng ta ngừng giao tiếp mắt, ngừng nói những gì con đã nói, thu mình và thậm chí là bùng nổ.
Tôi rất tin vào học thuyết TỔNG LƯỢNG TÍCH TỤ (The Total Load Theory) về tự kỷ, bà Lemer ví mỗi đứa trẻ như một cây cầu, và nếu như quá nhiều gánh nặng của các căng thẳng dồn vào cơ thể và tâm trí của nó đến quá mức chịu đựng, nó sẽ sập, và đó là lúc đứa trẻ thể hiện những triệu chứng của tự kỷ.
Người mẹ trên đây hiểu rất rõ điều đó, chị đang cố gắng mỗi ngày để con mình ăn được những thức ăn an toàn nhất, chữa lành bản thân để chị có thể ở bên con một cách thoải mái và yêu thương, cho con tiếp xúc với thiên nhiên, làm những gì tốt nhất để hai mẹ con được cười thật nhiều mỗi ngày cùng nhau. Tôi cũng biết rất nhiều cha mẹ khác đang chữa lành cơ thể cho con bằng những liệu pháp tự nhiên qua dinh dưỡng, thải độc, ví dụ như dùng kháng sinh hay thuốc giảm đau từ thảo dược. Điều đặc biệt nhất là họ luôn cố gắng và cố gắng làm mọi thứ có thể, từng tí một, bởi họ biết mỗi điều họ làm đều có thể giúp giảm bớt được một phần căng thẳng cho con họ, và biết đâu đến một lúc nào đó con họ sẽ chiến thắng tự kỷ.
Hoa Le
Kommentare