top of page
Writer's pictureHoa Le

HỆ MIỄN DỊCH VÀ TRẺ TỰ KỶ

Updated: Jan 4, 2023

Vượt qua tự kỷ bằng cách chữa lành đường ruột mới chỉ là bước đầu. Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan hệ phức tạp giữa đường ruột và hệ miễn dịch và các tác động của nó đến chức năng và hành vi của trẻ. Càng ngày các chuyên gia y tế và cha mẹ càng nhận ra rằng tự kỷ là một rối loạn của hệ miễn dịch, chính vì vậy điều quan trọng là chúng ta phải hiểu hệ miễn dịch của trẻ đang gặp phải vấn đề gì và cách giúp nó khỏe hơn.


Chìa khóa của một hệ miễn dịch bình thường là sự cân bằng các phản ứng miễn dịch khác nhau. Hệ miễn dịch của con người đã phát triển một cách tinh vi và hiệu quả để đối phó với viêm nhiễm gây ra bởi các virút, vi khuẩn và các vi sinh vật khác.


Hệ miễn dịch được chia làm hai: miễn dịch tế bào (cellular) là phần bẩm sinh, và dịch thể (humoral, hay còn gọi là phần “học được”. Trong khi miễn dịch tế bào là cơ quan phòng thủ chính của cơ thể thì hệ dịch thể đóng vai trò thứ yếu, nhưng chúng bổ trợ cho nhau vào phụ thuộc vào nhau.


Hệ miễn dịch được tạo ra bởi một mạng lưới rộng lớn của những loại tế bào khác nhau.


Một thành phần rất quan trọng là các tế bào bạch cầu được gọi là Macrophage, là các phản ứng đầu tiên của hệ miễn dịch, chính là “người hốt rác” của chúng ta, chúng sẽ dọn tất cả các loại rác từ các tế bào chết hoặc bị hư tổn cho đến “những kẻ xâm lược cơ thể” như nhôm, vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng.


Ở người khỏe mạnh, Macrophages luôn sẵn sàng chiến đấu. Mục tiêu duy nhất của chúng là dọn sạch và loại bỏ những chất lạ, có hại cho cơ thể, và bằng cách đó điều chỉnh các phản ứng miễn dịch của cơ thể.


Vi sinh vật đi vào cơ thể tự nhiên phần lớn qua màng nhầy của ruột và phổi. Khi những vi sinh vật truyền nhiễm có mặt, tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể là phản ứng miễn dịch của hệ miễn dịch tế bào, và nó sẽ ra hiệu cho hệ dịch thể giải quyết sự viêm nhiễm. Phần dịch thể sẽ sản sinh ra các chất chống viêm và các kháng thể để giúp chữa lành và thiết lập khả năng đề kháng cho những sự truyền nhiễm trong tương lai. Một hệ miễn dịch khỏe mạnh, trưởng thành cần có sự cân bằng tinh tế giữa các phản ứng miễn dịch của hệ miễn dịch tế bào và phản ứng của hệ dịch thể, nếu thiếu sẽ dẫn đến dị ứng và các rối loạn tự miễn (autoimmune disorders).


Khi chất độc tạo ra viêm nhiễm, cơ thể của chúng ta sẽ sản sinh một chất được gọi là GcMAF, cùng với vitamin D chất này sẽ kích hoạt Macrophages để kiểm soát sự viêm nhiễm đó.


VAI TRÒ CỦA KHÁNG SINH


Chúng ta đều cho rằng kháng sinh là thuốc cứu sống con người. Kháng sinh hầu như luôn có tác dụng, ít nhất là trong thời gian ngắn.


Tuy nhiên kháng sinh là con dao hai lưỡi. Trong khi nó giết chết những vi khuẩn nguy hiểm đến tính mạng thì nó cũng giết luôn các vi khuẩn có lợi. Cách mà chúng ta đưa kháng sinh vào người là một yếu tố quan trọng. Dùng kháng sinh bôi ngoài để chống viêm viêm da thường sẽ không ảnh hưởng đến đường ruột. Nhưng nếu uống thì kháng sinh không chỉ giết chết các vi khuẩn xấu gây viêm nhiễm, nó giết tất cả vi khuẩn đường ruột. Chính vì vậy rất nhiều người gặp vấn đề về tiêu hóa sau khi uống kháng sinh.

Kháng sinh làm đảo lộn hệ sinh thái đường ruột và khi không còn các vi khuẩn tốt, nấm ruột sẽ hoành hành. Rất nhiều cha mẹ đã báo cáo rằng con của họ phát triển các triệu chứng tự kỷ sau một thời gian điều trị kháng sinh.


Vì các vi khuẩn kháng cự lại những thế hệ kháng sinh đầu tiên như Penicilin, các bác sĩ đã chuyển sang sử dụng những loại kháng sinh mạnh hơn. Loại kháng sinh thế hệ thứ ba này như “bom nguyên tử” nếu so sánh với “súng bắn nước” của kháng sinh các thế hệ trước. Không ai có thể biết được các tác động lâu dài của chúng đối với hệ tiêu hóa, hệ miễn dịch và các hệ khác của cơ thể.


Theo chuyên gia vi sinh vật Martin Blaser, một đứa trẻ trung bình ở các nước phát triển uống khoảng 10 đến 12 đợt kháng sinh trước khi nó được 18 tuổi. Blaser và các bác sĩ đang rất lo lắng về vai trò của việc sử dụng kháng sinh quá mức trong rối loạn hệ miễn dịch.


Khi một em bé bị viêm nhiễm, nếu chúng ta cho phép hệ miễn dịch của bé tự chiến đấu với “kẻ xâm lược” thì có thể sẽ làm cho hệ miễn dịch của nó khỏe hơn về lâu dài, bởi vì khi kẻ xâm lược đó xuất hiện một lần nữa cơ thể bé sẽ nhận ra nó và thường sẽ có thể chiến đấu chống lại nó. Nếu như chúng ta cho bé uống kháng sinh, kháng sinh sẽ chống lại sự viêm nhiễm. Tuy nhiên một số người tin rằng kháng sinh sẽ đè nén hệ miễn dịch, làm cho nó không còn chiến đấu một cách mạnh mẽ trong lần viêm nhiễm tiếp theo. Và đến lần viêm nhiễm thứ tư hoặc thứ năm thì hệ miễn dịch có thể sẽ không nhận ra “kẻ xâm lược” là mối đe dọa nữa vì nó đã phụ thuộc vào kháng sinh cho điều đó.


TIÊM CHỦNG


Tiêm chủng là cố gắng làm cho cơ thể tin đã tiếp xúc với virút thật, nhưng nó khác quá trình nhiễm bệnh tự nhiên. Thay bằng cho mầm bệnh đi vào cơ thể qua đường ruột hoặc phổi, việc tiêm chủng bỏ qua hệ miễn dịch tế bào và kích thích hệ dịch thể bằng việc tiêm virút và vi khuẩn vào máu.


Sau khi tiêm chủng, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể IgM và IgG. Các kháng thể IgM là các phản ứng đầu tiên của cơ thể với những “kẻ xâm lược”, với mức độ kháng thể thường tăng vài ngày và giảm dần trong các tuần sau đó, trừ khi có nhiễm trùng mãn tính. Kháng thể IgG lâu hơn mới xuất hiện, nhưng khi đã xuất hiện nó sẽ ở lại trong máu vài tháng cho đến vài năm, và có thể cả đời, để bảo vệ cơ thể khỏi tái nhiễm.


Một đứa trẻ mới ra đời sẽ không có phản ứng kháng thể nhanh hoặc mạnh với tiêm chủng. Các em bé được sinh ra với hệ miễn dịch tế bào rất chưa hoàn thiện, theo bác sĩ Lawrence Palevsky, đồng sáng lập Hiệp hội nhi khoa toàn diện. Ông cho rằng các bệnh truyền nhiễm của trẻ em như sởi, quai bị và thủy đậu lúc đầu sẽ kích thích hệ miễn dịch tế bào, dẫn tới các dấu hiệu của sự viêm nhiễm như sốt, nổi mình đỏ, sưng hoặc chảy mũi. Những phản ứng miễn dịch tế bào này sẽ kích thích dịch thể sản sinh ra các hóa chất chống viêm và các kháng thể để giúp trẻ phục hồi. Và quá trình tự nhiên này sẽ giúp hoàn thiện dần các hệ miễn dịch tế bào và dịch thể.


Có lẽ không có chủ đề nào gây tranh cãi giữa các thành viên trong gia đình, cha mẹ và các bác sĩ như tiêm chủng. Quan điểm TIÊM CHỦNG cũng như KHÔNG TIÊM CHỦNG đều bắt nguồn từ những nỗi sợ. Không ai muốn những căn bệnh giết người quay trở lại, nhưng cũng không ai muốn thấy con mình phản ứng tiêu cực với tiêm chủng. Mỗi quan điểm đều đến từ niềm tin mạnh mẽ rằng nếu làm điều ngược lại với niềm tin đó thì con sẽ gặp rủi ro.


Cha mẹ phải làm gì đây?


Câu trả lời duy nhất chính là tự tìm hiểu cho mình. Tất cả mọi người đều khác nhau và mỗi người cần phải quyết định cái gì tốt nhất cho gia đình họ và cho từng đứa trẻ.


Chỉ riêng số lượng vắc xin và những chất phụ gia trong vắc xin thôi đã đủ làm cho rất nhiều bác sĩ và cha mẹ phải nghĩ lại về độ an toàn của tiêm chủng. Bác sĩ gia đình tốt nghiệp Harvard có 40 năm kinh nghiệm Richard Moskowitz, trong cuốn sách “Vaccines: Reappraisal” (Hãy xem xét lại Vắc xin)” đã nêu ra các chứng cứ khoa học về các rủi ro nghiêm trọng có thể của tiêm chủng. Ông tranh luận rằng chế độ tiêm chủng bắt buộc nặng như hiện tại thật sự không cần thiết và là một trong những thí nghiệm y tế liều lĩnh và tốn kém nhất.


SỐ LƯỢNG VẮC XIN


Trong những năm 40, 50 người ta chỉ tiêm vắc xin đậu mùa và sau đó đến bại liệt. Đến năm 1962 số lượng vắcxin tăng lên năm loại: đậu mùa, bại liệt, bạch hầu, ho gà và uốn ván. Nhưng chỉ 20 năm sau trung tâm phòng ngừa dịch bệnh Mỹ CDC đã quy định trẻ em phải tiêm 24 mũi của 7 loại vắcxin trước sáu tuổi và mũi đầu tiên là lúc 2 tháng tuổi.


Từ 1980 đến năm 2006, các bác sĩ đã tăng gấp đôi số lượng và gần gấp ba liều lượng vắc xin cho trẻ trước sáu tuổi. Vắc xin thủy đậu, viêm gan, viêm phổi và viêm màng não đã được thêm vào những năm 90, đó là những năm sinh của các cha mẹ của nhiều trẻ tự kỷ đang được chẩn đoán tự kỷ.


Năm 2016, CDC còn khuyến cáo trẻ em tiêm 72 liều (16 loại vắcxin) cho đến lúc sáu tuổi, trong đó những liều đầu tiên được tiêm cho mẹ trong khi mang thai và tiêm cho trẻ em ngay 12 tiếng đầu khi mới sinh, một nửa trong số 72 liều đó được tiêm trong 15 tháng đầu. Đôi khi có bẩy loại vắcxin cùng được tiêm một lúc. Một số loại vắcxin mới được đưa vào như là vắcxin cổ tử cung tiêm hai hoặc ba lần cho các bé gái tuổi teen.


PHỤ GIA/TÁ DƯỢC TRONG VẮC XIN


Rất ít cha mẹ biết rằng ngoài các thành phần chính là mầm bệnh, các loại vắcxin đa liều chứa rất nhiều chất bảo quản để giữ cho chúng vô trùng và tất cả vắcxin đều có những chất phụ gia độc hại. Tá dược chính là những chất phụ gia của vắcxin, nó kích thích hệ miễn dịch làm cho cơ thể có thể sản xuất nhiều hơn kháng thể đối với mầm bệnh. Các tá dược sẽ làm giảm giá thành sản xuất bởi vì những nhà sản xuất vắcxin sẽ cần ít hơn các kháng nguyên tốn kém. Và tá dược cũng làm tăng hiệu quả của vắcxin.


Cách tá dược trong vắcxin bao gồm thuỷ ngân (thimerosal), nhôm, formaldehyde, MSG, nấm...vv. Các chất này một mình đã đủ nguy hiểm, và độ độc hại khi chúng tương tác với nhau chưa được khám phá. Nhà miễn dịch học Charles Janeway đã gọi các tá dược của vắcxin là “những bí mật bẩn thỉu của các nhà miễn dịch học”.


Chất bảo quản thimerosal đã được dùng trong vắcxin và dược phẩm khác hơn năm mươi năm. Nhờ nó các nhân viên y tế có thể sử dụng một lọ vắcxin cho nhiều người để giảm thiểu chi phí. Những những lọ vắcxin đơn liều đắt tiền không cần chất bảo quản này.


Năm 1998 FDA đã cấm thimerosal trong hầu hết các sản phẩm bao gồm cả vắc xin của trẻ em, bởi vì độ độc hại của nó và các báo cáo về các phản ứng tiêu cực với vắc xin, nhưng nó vẫn được phép tồn tại trong các lọ đa liều của các loại vắcxin chống vi khuẩn chết người, bao gồm vắcxin cúm.


Nhôm được biết đến như là một độc tố thần kinh, là tá dược được phép duy nhất sử dụng trong vắcxin ở Mỹ. Nhôm có ở trong các loại vắcxin như viêm gan A, B, bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm màng não, cổ tử cung và viêm phổi. Nó tác động rất tiêu cực đến hệ miễn dịch. Một số triệu chứng của việc nhiễm độc nhôm bao gồm thay đổi nhân cách, rối loạn ngôn ngữ, nói lắp, run tay chân, động kinh, tâm thần, mất trí nhớ.


DẦU LẠC VÀ DỊ ỨNG LẠC


Heather Fraser, chuyên gia sức khỏe người Canada là tác giả cuốn sách “The peanut allergy epidemic/Đại dịch dị ứng lạc” nổi tiếng. Con cô bị sốc phản vệ vì dị ứng nặng với bơ lạc lúc 13 tháng tuổi. Những thông tin trong sách này mặc dù có chứng cớ khoa học nhưng đã bị y học truyền thống bác bỏ.


Năm 1964, công ty Merck tuyên bố về thành phần mới trong vắcxin hy vọng tăng khả năng miễn dịch: tá dược 65-4, chứa 65% dầu lạc và aluminium stearate (một loại muối nhôm). Các nhà khoa học đã chọn dầu lạc sẵn có và rẻ tiền thay cho dầu hạt bông trong vắcxin, thực ra cũng nhiều người nhạy cảm với dầu hạt bông. Những nhà sáng chế ra tá dược 65-4 biết về sự nhạy cảm với dầu lạc trong tá dược này, tính chất độc hại và gây dị ứng của nó là kết quả không tránh khỏi của việc tiêm chủng. Nhưng họ đã cố gắng cân bằng giữa sự an toàn và hiệu quả của nó. Cuối cùng thì hiệu quả đã chiến thắng.


Khoảng thời gian từ 1997 đến 2002, số trẻ em dị ứng lạc ở Mỹ tăng trung bình 58.000 trẻ một năm và tăng gấp đôi giữa năm 2002 và 2008. Các bác sĩ đều nhận ra sự tăng một cách bí ẩn trong dị ứng lạc nhưng ít người hỏi tại sao.


Câu trả lời nằm trong KHẢ NĂNG TIÊU HÓA. Nhà miễn dịch học Charles Richet (giải thưởng Nobel) đã phát hiện ra rằng, ở mọi động vật (không có ngoại lệ) dịch tiêu hóa lành mạnh chủ động chuyển hóa các protein độc hại để vô hiệu hóa chúng. Nói cách khác, không tiêu hóa đầy đủ chính là tiền đề của dị ứng thức ăn. Và khi protein chưa được tiêu hóa ngấm vào máu nó sẽ làm yếu người hoặc động vật đó. Liều thứ hai, và các liều nhỏ hơn tiếp sau đó sẽ có xu hướng gây ra các phản ứng sốc phản vệ, có thể nghiêm trọng, thậm chí tử vong.


Khả năng hàng trăm ngàn trẻ nhạy cảm với lạc do thành phần trong một hoặc nhiều loại vắcxin trẻ em quá khó chấp nhận. Nhưng điều này cũng không thể từ chối. Một dấu hiệu rõ ràng là dị ứng lạc đã tăng một cách bất ngờ sau khi số lượng vắcxin tăng lên.


Việc loại bỏ các trải nghiệm tự nhiên nhất với các bệnh truyền nhiễm “thứ yếu” của trẻ em như sởi và thủy đậu bằng cách sử dụng hàng loạt vắcxin, có thể sẽ dẫn đến các hậu quả không xác định được trước. Bằng cách làm rối loạn sự cân bằng giữa hệ miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể thì việc tiêm vắcxin tràn lan có thể sẽ làm cho hệ miễn dịch tế bào mất khả năng hoạt động trong khi đáng lẽ phải khỏe mạnh hơn.


HỆ MIỄN DỊCH Ở TRẺ TỰ KỶ


Các nghiên cứu từ những năm 80 và 90 cho thấy hầu hết trẻ tự kỉ có những bất thường về hệ miễn dịch.


Việc tiêm chủng liên tục có thể đóng vai trò lớn trong viêm nhiễm mãn tính không kiểm soát được ở rất nhiều người tự kỉ cũng như không tự kỷ. Hãy nhớ rằng việc kích thích tự nhiên hệ miễn dịch có thể làm cho nó khỏe lên và duy trì một sức khỏe tốt hơn. Khi hệ miễn dịch không hoạt động tốt vì các kích thích không tự nhiên, giống như ở rất nhiều trẻ tự kỉ, nó có thể “bị kẹt” trong viêm nhiễm và dẫn đến bệnh mãn tính.


Viêm nhiễm và rối loạn miễn dịch là các chủ đề được quan tâm lớn trong tự kỉ và trong các nghiên cứu về bệnh tật ngày nay. Học thuyết tích tụ toàn phần (Total Load Theory) khẳng định rằng MỘT HỆ MIỄN DỊCH YẾU DO DI TRUYỀN CUỐI CÙNG SẼ KIỆT SỨC VÌ CỐ GẮNG CHIẾN ĐẤU LIÊN TỤC VỚI SỰ TẤN CÔNG CỦA MÔI TRƯỜNG. Các yếu tố tích tụ của hệ miễn dịch liên quan đến mức độ độc tố và các yếu tố căng thẳng môi trường khác. Độc tố, bao gồm thủy ngân và nhôm, làm rối loạn mọi hệ trong cơ thể, làm cho chúng bị viêm nhiễm, căng thẳng và rối loạn.


Cơ thể của trẻ tự kỉ thường ở trạng thái sinh tồn, sử dụng tất cả năng lượng để giúp chúng cảm thấy an toàn. Dần dần – hầu như khó nhận ra – cơ thể trẻ trở nên quá tải, và não bộ bị ảnh hưởng. Kết quả là phát sinh các vấn đề về hành vi và nhận thức, các phản ứng với thức ăn, phấn hoa, hóa chất và dược phẩm, các vấn đề thở chuyển thành hen trong một số trường hợp. Và trạng thái sinh tồn này có thể được thể hiện ra ngoài như thiếu tập trung, tăng động và không giao tiếp xã hội.


Dị ứng và tự kỉ đi kèm với nhau, điều này được tuyên bố trong cuốn sách “Healing the New Childhood Epidemics: Autism, ADHD, Asthma and Allergy/Chữa lành các đại dịch mới của trẻ em: tự kỉ, tăng động, hen và dị ứng” của tác giả Kenneth Bock. Không có số lượng chính xác về những trẻ vừa dị ứng vừa tự kỉ nhưng ai cũng biết con số này rất cao. Và điểm chung của chúng là sự RỐI LOẠN HỆ MIỄN DỊCH.


Để xác định được hệ miễn dịch bị rối loạn ở mức nào trong mỗi trẻ cần phải xem xét một cách toàn diện (cả từ quan điểm y tế và phát triển): trước khi sinh, trong khi sinh, các yếu tố môi trường, xã hội, lượng thuốc sử dụng, phản ứng với vắcxin, thuốc trừ sâu, hóa chất, thuốc lá, các chất liệu xây dựng độc hại, thay đổi môi trường, nước... Cũng cần phải có một cuốn sổ nhật ký ghi lại những gì trẻ ăn, uống, không khí trẻ thở, cũng như giấc ngủ, thời gian màn hình, vận động. Hãy nhớ rằng tiếp xúc với không khí, thức ăn, nước, bụi và những nguồn khác sẽ tích tụ độc tố và dần dần góp thêm vào “tổng lượng tích tụ”. Cha mẹ phải cố gắng rất nhiều mới có thể tìm ra được các nguyên nhân chính xác của bệnh và các vấn đề phát triển của trẻ tự kỷ.


NHIỄM TRÙNG PHỔ BIẾN Ở TRẺ TỰ KỶ


Rất nhiều dạng nhiễm trùng ở trẻ nhỏ không chỉ là các yếu tố rủi ro của tự kỉ, mà còn là các dấu hiệu của hệ miễn dịch bị quá tải. Người tự kỉ có những triệu chứng đường ruột, thần kinh, hành vi trong nhiều trường hợp là do tiếp xúc với các yếu tố truyền nhiễm hay virút gây bệnh. Cơ thể của chúng đầy các vi khuẩn xấu và hệ miễn dịch ra sức chống trả, kết quả là viêm mãn tính và các phản ứng thần kinh. Đôi khi là các phản ứng mùa như dị ứng phấn hoa. Bài này sẽ viết về các dạng nhiễm trùng phổ biến ở trẻ tự kỷ.


VIÊM TAI


Theo khảo sát năm 1994 của tổ chức DDR (Developmental Delay Resources) 75 % trẻ tự kỉ trước khi được chẩn đoán có ít nhất năm lần viêm tai. Có một nhà nghiên cứu thậm chí còn tập trung vào triệu chứng viêm tai như là yếu tố chính đóng góp vào tự kỷ.


Viêm tai thường xuyên là dấu hiệu của hệ miễn dịch yếu. Một nghiên cứu 1991 của bác sĩ và nhà dị ứng học của trường đại học/bệnh viện Georgetown, Talal Nsouli, đã tìm ra 78 % trường hợp viêm tai của trẻ nhỏ liên quan đến dị ứng thức ăn. Bằng cách loại bỏ những thức ăn bị dị ứng ra khỏi chế độ ăn trong vòng 16 tuần, ông đã chữa khỏi viêm tai ở 86% các bệnh nhân của mình. Khi giới thiệu lại thức ăn thì lại viêm tai quay trở lại. Bác sĩ Nsouli có thể tránh được việc sử dụng kháng sinh hay ống tai cho trẻ bằng cách hạn chế một số thức ăn.


Nhà dinh dưỡng học Kelly Dorfman đã dùng thuật ngữ “Post Traumatic ear infection syndrome/Hội chứng viêm tai sau sang chấn” để tả tình trạng của những đứa trẻ viêm tai liên tục, thường là kết quả của dị ứng thức ăn chưa được chẩn đoán. Và việc điều trị bằng kháng sinh sẽ làm tăng khả năng tổn thương do các kim loại độc hại, dẫn đến các hành vi thách thức như tăng động, mất tập trung và mất kết nối.


Tiến sĩ Boyd Haley, chuyên gia về độc tố thuỷ ngân, đã tìm ra khi có mặt của kháng sinh thì lượng nhỏ thủy ngân cũng có thể gây hại. Dị ứng, viêm tai, thủy ngân, kháng sinh chính là hỗn hợp kích hoạt tự kỷ và các khó khăn về xử lý thính giác, khuyết tật học tập và sự mất tập trung. Ngoài ra, sự phức tạp của tác động lẫn nhau giữa các yếu tố miễn dịch, độc tố, và quá tải giác quan có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn của tai trong.


NHIỄM TRÙNG LIÊN CẦU KHUẨN


Một số trẻ tự kỉ, và cả trẻ có triệu chứng Tourette và rối loạn ám ảnh cưỡng chế OCD, thường hay bị nhiễm liên cầu khuẩn lặp đi lặp lại. Khi viêm cầu khuẩn hiện tại hoặc trong quá khứ dẫn đến tics hoặc OCD thì nên nghĩ đến khả năng Pediatric Autoimmune Neuropsychiatric Disorders Associated with Streptococcal Infections (PANDAS)/ Rối loạn tâm thần kinh tự miễn dịch ở trẻ em liên quan đến nhiễm trùng liên cầu khuẩn. Pediatric Acute-Onset Neuropsychiatric Syndrome (PANS là Rối loan tâm thần kinh trẻ em khởi phát cấp tính, nó bao gồm tất cả các trường hợp có triệu chứng OCD bị kích hoạt không chỉ bởi nhiễm trùng liên cầu khuẩn, mà còn bởi rất nhiều những dạng nhiễm khuẩn, virút và ký sinh trùng. Và lần nhiễm trùng tiếp theo thường làm cho các triệu chứng tệ dần đi.


VIRUT


Là các ký sinh trùng không thể sống ngoài cơ thể hoặc không thể tự sinh sản, chúng sống nhờ vào các tế bào của cơ thể và có thể tồn tại hàng năm. Không giống như vi khuẩn, virút không phản ứng với kháng sinh. Hầu hết cảm lạnh và cảm cúm đều do virút gây ra. Virút có khả năng biến đổi hoặc thay đổi vị trí trong cơ thể , chúng làm loạn các chức năng của cơ thể.


Vai trò của virút ở tự kỉ đã được nói đến rất nhiều. John Martin, tiến sĩ bác sĩ, tin rằng rất nhiều trẻ tự kỉ đã “thu nhận”virút một cách lén lút mà hệ miễn dịch không biết. Vì vậy hệ miễn dịch đã không sinh ra kháng thể nào để chống lại chúng, dẫn đến nhiễm trùng mãn tính kèm theo viêm.


VI KHUẨN


Vi khuẩn là những sinh vật đơn bào có khắp nơi trong cơ thể và môi trường. Vi khuẩn xấu gây nhiễm trùng, nhưng có nhiều vi khuẩn tốt ví dụ vi khuẩn dùng để lên men thức ăn.


Vi khuẩn Clostridia sản sinh ra các chất độc hại bao gồm Propionic acid (PPA), chất này rất hay được tìm thấy trong đường ruột của những người tự kỉ và cũng có trong rất nhiều chất bảo quản thức ăn. Theo bác sĩ William Shaw, người sáng lập phòng thí nghiệm Great Plains, Clostridia không chỉ là vấn đề ở tự kỷ mà còn trong rất nhiều bệnh khác như đa xơ cứng, mệt mỏi mãn tính, rối loạn xúc cảm lưỡng cực... Ông đã phát triển ra một phương pháp độc nhất để chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng Clostridia, ORGANIC ACIDS TEST (OAT), xét nghiệm này hiện được sử dụng như một công cụ xét nghiệm phổ biến cho trẻ tự kỉ trên thế giới.


LYME


Vi khuẩn mới ở trong cơ thể của người tự kỉ Borrelia burgdorferi (Bb), là vi khuẩn gây bệnh Lyme. Bibi là vi khuẩn và thường được điều trị bằng kháng sinh nặng, nhưng nó cũng hoạt động như một virút. Chính đây là lý do tại sao Lyme rất khó chẩn đoán và kiểm soát.


Theo Klinghardt, Bb rất phổ biến và ít được chuẩn đoán, đặc biệt là ở trẻ tự kỉ nhỏ. Chậm vận động, các vấn đề ngôn ngữ, xử lý cảm giác và thính giác và các vấn đề phát triển khác quá phổ biến, cho nên khả năng của bệnh Lyme thường hay bị bỏ qua.

Sau khi đánh giá và điều trị rất nhiều gia đình có con tự kỉ, Klinghardt đi đến kết luận sau: nếu trẻ tự kỷ là con trai cả thì thuỷ ngân là nguyên nhân chính dẫn đến tự kỷ. Trong các gia đình có con đầu bình thường và một trong những đứa con sau tự kỷ, thì thủy ngân có thể không phải là lý do duy nhất. Nhiều khả năng là Lyme và sự nhiễm trùng Lyme đã góp thêm vào lượng độc tố thần kinh ở người mẹ, tăng sức mạnh của thuỷ ngân và truyền qua dây rốn vào đứa trẻ trong bụng.


VAI TRÒ (CÓ THỂ) CỦA VẮC XIN TRONG TỰ KỶ


Trong khi chính phủ muốn chúng ta tin rằng không có một mối quan hệ nào giữa tiêm chủng và tự kỷ, thì điều ngược lại vẫn tồn tại. Kết luận của chính phủ Mỹ mới chỉ dựa vào các nghiên cứu về một loại vắcxin (MMR) và một thành phần: thimerosal, tá dược chứa thủy ngân mà có vẻ đã được loại bỏ. Các loại vắcxin khác và các thành phần khác, đặc biệt là liều lượng nhôm lớn thì sao?


Các tác giả của sách “Evidence of Harm/Chứng cớ gây hại” và “Vaccine Epidemic/Đại dịch vắc xin” đã xem xét lại chứng cớ mà các quan chức y tế và các nhà sản xuất vắcxin giấu giếm về mối quan hệ giữa tự kỷ và thimerosal. Một nghiên cứu năm 2013 đã cho thấy trẻ tiêm vắcxin có thủy ngân có khả năng trở nên tự kỷ cao hơn rất nhiều.


Cơ chế sinh học của tự kỷ do Thimerosal chính là tương tác giữa vắcxin có thủy ngân và các yếu tố di truyền, tạo ra căng thẳng ở trong cơ thể và viêm não, làm cho trẻ dễ bị các bệnh tự miễn.


Đã hơn 10 năm sau khi thủy ngân bị cấm, số trẻ tự kỉ vẫn tăng cao bởi vì thuỷ ngân chỉ là một trong các yếu tố đóng góp vào lượng tích tụ toàn phần (total load). Nhôm cũng có thể liên quan đến tự kỉ bởi vì tất cả những loại vắcxin không có thủy ngân sẽ có gấp đôi lượng nhôm so với vắcxin có thủy ngân. Tiến sĩ Christopher Exley dành hơn 30 năm để nghiên cứu về tác động của nhôm đến sức khỏe đã tìm thấy lượng nhôm lớn không bình thường ở 5 người tự kỷ đã mất.


Việc làm cho hệ dịch thể áp đảo hệ tế bào qua tiêm chủng đã đảo ngược cơ chế miễn dịch tự nhiên của con người, đây chính là yếu tố quan trọng đã bị bỏ qua trong cố gắng hiểu các vấn đề miễn dịch trong tự kỷ.


PHẢN ỨNG VỚI VẮC XIN


Mỗi loại vắcxin đều có rủi ro gây tổn thương hoặc chết người và một số trẻ sẽ bị rủi ro cao hơn trong phản ứng với vắcxin. Các phản ứng tiêu cực với vắcxin có thể bắt đầu sau vài giờ vài ngày, hoặc vài tuần sau tiêm. Chúng cũng rất đa dạng: từ những dấu hiệu không rõ ràng như thay đổi hành vi, khó ngủ, vẩy tay, không kết nối, giảm giao tiếp mắt, mất ngôn ngữ, các dấu hiệu thoái lui thể chất, tinh thần và cảm xúc, cho đến những triệu chứng cấp tính rất rõ ràng và ngay lập tức như nổi mẩn đỏ ở chỗ tiêm, gào thét, khóc không dỗ được, sốt cao, bại liệt, co giật, mất trí nhớ và thậm chí chết người.


Phản ứng với vắcxin ở trẻ sơ sinh thường bị hiểu nhầm thành “hội chứng trẻ bị lắc” như trong trường hợp rất nổi tiếng của Alan Yurko. Đứa con sơ sinh của anh đã được tiêm viêm gan B vài giờ sau khi sinh, giống mọi đứa trẻ khác. Và em bé Yurko chết lúc hai tháng rưỡi. Khám nghiệm y tế tìm thấy bé bị chảy máu ngoài màng cứng (subdural bleeding), dịch kính võng mạc (retinal hemorrhages), rạn xương (healing bone fractures), kết quả là Yurko bị buộc tội giết con vì lắc con quá nhiều. Và ông đã bị kết án chung thân cộng với 10 năm ngồi tù. Yurko từ chối nhận tội và kiên định với tuyên bố là ông không lắc con. Cuối cùng ông bị giam 8 năm cho tới khi được tha sau khi thụ án 6 năm và 125 ngày.


Thường cái chúng ta gọi là “tự kỷ thoái lui” là phản ứng với vắcxin, nó có thể kèm theo các triệu chứng của rối loạn miễn dịch, như dị ứng đồ ăn mới hoặc dị ứng với môi trường, hen, các vấn đề tiêu hóa, các vấn đề về da và viêm tai hay hô hấp mãn tính. Các triệu chứng này của não đến từ vắcxin và rối loạn hệ miễn dịch có thể sẽ kéo dài. Và sau đó thì một nhóm các chuyên gia sẽ chuẩn đoán là trẻ có khiếm khuyết học tập, thiếu tập trung chú ý, hay tự kỷ.


Một nhóm nhỏ cha mẹ, dẫn đầu là Barbara Fisher, sau khi chứng kiến con của mình thoái lui với các dạng tổn thương não và hệ miễn dịch khác nhau, đã sáng lập National Vaccine Information Center/ Trung tâm thông tin về vắcxin quốc gia. Họ cũng làm việc với Quốc Hội về National Childhood Vaccine Injury Act 1986/Đạo luật thương tật do vắcxin ở trẻ nhỏ.


Trong vòng mười lăm năm tiếp theo đó đã có rất nhiều cha mẹ ngạc nhiên chứng kiến con của họ bị tự kỷ thoái lui sau khi tiêm DTP, MMR và các vắcxin khác. Các bằng chứng về mối quan hệ giữa vắcxin và tự kỷ vẫn tiếp tục được đưa ra trong khi các bác sĩ và các nhà khoa học của các ngành công nghiệp, nhà nước và các tổ chức y tế vẫn liên tục từ chối vì mối quan hệ giữa vắcxin và tự kỷ.


Rất nhiều người cho rằng chương trình tiêm chủng đại trà không phù hợp, đặc biệt là với những đứa trẻ sinh non hoặc có hệ miễn dịch yếu. Trước khi tiêm vắcxin bác sĩ được yêu cầu phải nói cho cha mẹ biết lợi ích của từng loại vắcxin, cũng như thảo luận về các rủi ro, các dấu hiệu và các triệu chứng của phản ứng với vắcxin. Kiến thức này cho phép cha mẹ theo dõi con họ một cách cẩn thận nhiều tuần sau khi tiêm, nhận biết và báo cáo về những dấu hiệu nhỏ nhất có thể là phản ứng với vắc xin để báo cáo lên Vaccine Adverse Event Reporting System/Hệ thống báo cáo tác động tiêu cực của vắcxin VAERS.


Cha mẹ của những trẻ chịu thương tật hoặc chết sau khi tiêm vắcxin có thể được bồi thường từ Vaccine Injury Compensation Program/chương trình bồi thường thương tật do vắcxin được lập ra năm 1986 theo luật thương tật do vắcxin. Từ lúc bắt đầu, chương trình này đã bồi thường khoảng 1 tỷ đô la cho 2500 gia đình mà con của họ đã chết hoặc bị thương tật sau phản ứng với vắcxin.


RỐI LOẠN TY THỂ (mitochondria disorder)


Ty thể là các trung tâm quyền lực bên trong tế bào, chúng rất quan trọng vì chúng chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Chúng giống như pin của tế bào. Một tế bào đơn có thể có một đến nhiều ngàn ty thể. Các tế bào của não và cơ có dày đặc các ty thể bởi chúng đòi hỏi rất nhiều năng lượng.


Ty thể hoạt động tốt sẽ tạo ra năng lượng sẵn sàng và bền vững, dẫn đến thể chất mạnh khỏe trong tất cả các hoạt động: trương lực cơ khỏe, tiêu hóa tốt và nói rõ ràng. Rối loạn ty thể là khả năng của ty thể để sản sinh năng lượng bị tổn hại. Các chất độc môi trường như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và kháng sinh mạnh có thể làm tổn thương đến ty thể. Và khi ty thể hoạt động không tốt thì các triệu chứng như mỏi cơ, các vấn đề về đại tràng, rối loạn ngôn ngữ, bệnh tim hay khó khăn nghe cũng có thể xảy ra. Rất nhiều các vấn đề khác nhau sẽ xảy ra khi các cục pin này yếu.


Các triệu chứng của rối loạn này rất giống như các triệu chứng của trẻ tự kỷ, một thống kê khiêm tốn cho thấy 20 đến 50% trẻ tự kỷ có rối loạn ty thể dẫn đến trương lực cơ yếu, mất sức bền và nhiều vấn đề khác.


Hannah Poling có bố là tiến sỹ bác sĩ thần kinh và mẹ là luật sư /y tá. Bố của Hannah đã từng làm việc cho viện Kennedy Krieger nơi nghiên cứu về tự kỷ hàng đầu trên thế giới. Năm 2000, lúc 19 tháng cô bé phải tiêm bù một số mũi vắc xin trong cùng một ngày vì cô đã bỏ lỡ do viêm tai mãn tính. Ở thời điểm đó cô tương tác tốt, vui đùa, giao tiếp bình thường. Hai ngày sau, cô trở nên lờ đờ, khó chịu, và sốt. 10 ngày sau thì cô bị nổi mẩn, vài tháng sau đó cô bắt đầu chậm giao tiếp, giảm kết nối và có các hành vi tự kỷ. Bác sĩ chẩn đoán cô bị “encephalopathy/bệnh não gan” do rối loạn ty thể. Bố mẹ cô tin rằng vắcxin đã kích hoạt “bệnh não gan”, rối loạn ty thể và các hành vi giống tự kỷ ở Hannah, họ đã kiện Bộ y tế và nhân sinh (Department of Health and Human Services DHHS) và đã thắng.


Trong hơn 200 năm, các tài liệu y học đã cho thấy rối loạn thần kinh và hệ miễn dịch có thể là kết quả của cả các bệnh truyền nhiễm và vắcxin.


Hoa Le

Trích từ sách “Outsmarting Autism”


Recent Posts

See All

Comments


bottom of page