top of page
  • Writer's pictureHoa Le

TRẺ TỰ KỶ Ở TRƯỜNG

Với rất nhiều trẻ tự kỷ trường học chính là những nguồn gây căng thẳng lớn, đặc biệt nếu như chúng chưa sẵn sàng. Chúng có thể ngồi trong lớp học nhưng phần lớn nhìn ra ngoài cửa sổ để các kích thích hình ảnh bên ngoài giúp chúng ổn định hoặc ngọ ngoạy liên tục trên ghế để giữ tỉnh táo.


Khi nào trẻ sẵn sàng để đọc, viết hoặc làm toán? Khi tất cả hệ giác quan của chúng hoạt động tốt và chúng quan tâm đến cũng như có thể chủ động tham gia vào những hoạt động đó. Những đứa trẻ sẵn sàng đi học cần phải có một nền tảng kỹ năng vận động tốt, có thể di chuyển mắt hết bề ngang của một tờ giấy mà không cần phải chuyển động phần trên của cơ thể hoặc đầu, và có thể không phải chỉ nhận biết được từ mà còn phải hiểu khi đọc. Chúng phải sử dụng được hai mắt cùng một lúc và chuyển trọng tâm từ sách sang cô giáo dễ dàng cũng như nhận biết được sự khác biệt giữa hình ảnh của đồ vật và của câu chữ.


Một lý do trường học mang căng thẳng đến cho trẻ tự kỷ và trẻ em nói chúng là những giờ học âm nhạc, nghệ thuật và thể thao giảm đi rất nhiều so với trước đây, cả giờ giải lao cũng giảm nhiều để dành chỗ cho chương trình học càng ngày càng nặng.


Máy tính và các bảng thông minh đã thay thế người. Những đứa trẻ mới biết đi cũng đã biết dùng chuột hoặc màn hình cảm ứng. Viết và đánh máy sẽ trở nên không cần thiết nữa và máy tính đã thay thế nhu cầu tính nhẩm của trẻ. Trẻ em, và đặc biệt là trẻ tự kỷ dưới năm tuổi cần phải nhìn và tương tác với mọi người, kích thích bộ não của chúng bằng các chuyển động và sự đụng chạm vào các đồ vật thật thay cho màn hình.


Nhiều trẻ tự kỉ có giáo viên đi kèm để bớt gánh nặng cho giáo viên chính. Nhưng đôi khi những giáo viên đi kèm lại đóng vai trò cảnh sát bắt trẻ phải ngồi im làm bài trong khi trẻ đang bị quá tải, hoặc có nhu cầu được vận động , hoặc chưa được thỏa mãn các kích thích xúc giác của chúng.


An toàn là vấn đề lớn đối với trẻ tự kỉ ở trường, một số trẻ luôn chạy hoặc trèo, nhảy, một số có xu hướng bỏ chạy, và tai nạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu trẻ không được theo dõi và bảo vệ.


Cha mẹ có thể làm gì? Các bạn hãy cố gắng bênh vực cho con mình nếu cho con đến trường, hãy tham gia tích cực hỗ trợ nhà trường vừa để họ hiểu và giúp con, và cũng để biết được cái gì xảy ra với con, bạn cần bảo vệ con khỏi bị bắt nạt hoặc khỏi những đồ ăn không lành mạnh.


Hãy đảm bảo là con bạn có kỹ năng vận động tốt cả phần trên và phần dưới của cơ thể trước khi yêu cầu con phải ngồi im và tập trung. Hãy đấu tranh để trẻ có một chương trình học phù hợp, một đứa trẻ tự kỉ tám tuổi có thể mới có kỹ năng ngôn ngữ và xã hội của một đứa trẻ sáu tuổi, và sẽ phù hợp hơn nếu trẻ được học chương trình lớp 1. Điều quan trọng là chúng ta cần cho trẻ thời gian để phát triển các kỹ năng nền tảng như vận động, vận động cảm giác, giao tiếp, trước khi yêu cầu trẻ học.


Nếu có thể, hãy đưa nhiều hoạt động giác quan và vận động vào chương trình học. Hãy để cho các nhà hoạt động trị liệu đánh giá và tìm các kích thích xúc giác, âm thanh, hình ảnh hay vận động cần thiết cho con bạn. Một gợi ý phổ biến là các phương án ngồi khác nhau cho trẻ trong lớp học: ghế có dây chun buộc ở chân ghế phía trước, bóng yoga, bàn có bộ phận đạp xe ở phía dưới, xích đu hoặc ghế ba chân... Hãy tránh những bề mặt ghế cứng, ghế nhựa hoặc gỗ. Khuyến khích giáo viên cho trẻ đi lại trong lớp học hoặc ra ngoài nếu trẻ không thể ngồi lâu, những bài tập thể dục buổi sáng có thể giúp trẻ có đủ thức ăn cho hệ thần kinh của chúng.


Giáo viên cần được học những kiến thức cơ bản về tự kỷ để hiểu những hành vi của trẻ trong lớp học, và để họ có thể thông cảm với những hành vi đó, giúp trẻ cảm thấy an toàn và được chấp nhận.


Trẻ không chỉ cần một chế độ ăn lành mạnh mà còn cần một chế độ giác quan đầy đủ để có thể thành công ở trường học. Hãy để ý những gì có thể làm trẻ quá tải và giảm hoặc loại bỏ chúng: hình ảnh hay đồ vật trong lớp học? Đèn huỳnh quang? Các âm thanh đến từ các thiết bị? Hóa chất, mùi? Trẻ không cần những đồ ăn chứa gluten, sữa bò, hay đường, nếu có thể hãy cho trẻ ăn trái cây và những đồ ăn không có màu nhân tạo, chất béo công nghiệp.

Hãy quan sát những hành vi của trẻ và cố gắng tìm hiểu xem nguyên nhân của chúng là gì. Có phải là do quá tải không? Hay do khí thải từ thảm hay các chất liệu khác trong lớp học? Hay quá nhiều gluten trong bữa trưa hay trẻ cần được vận động? Gia đình trẻ đang trải qua khủng hoảng? Và cái gì bạn có thể làm để giảm bớt những căng thẳng đó?


Cuối cùng, để thành công, cha mẹ và các giáo viên cần loại bỏ các mục tiêu hành vi như “ tăng giao tiếp mắt” hay “giảm hành vi lặp đi lặp lại, tự kích thích/stims”. Việc trẻ tránh giao tiếp mắt và stims là cố gắng đối phó với căng thẳng. Những hành vi không mong muốn này thường sẽ giảm dần và biến mất khi các yếu tố gây căng thẳng không còn nữa.


Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting Autism”

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page