top of page
  • Writer's pictureHoa Le

TIÊU HÓA


“Chủ đề phổ biến nhất của rất, rất nhiều các hội nghị về tự kỷ mà tôi tham dự có thể sẽ làm bạn ngạc nhiên. Nó không phải là ăn vạ, bùng nổ, chậm phát triển ngôn ngữ hay kỹ năng xã hội kém. Bạn có tin  không, điều mà cha mẹ nói nhiều nhất và vấn đề THÁCH THỨC NHẤT cho nhiều gia đình chính là vấn đề TIÊU HÓA của con họ.  
Các bác sĩ thường tin rằng những trẻ tự kỉ táo bón hoặc đi ngoài mãn tính bởi vì chúng tự kỷ. Nhưng theo tôi thì niềm tin đó nên được đổi ngược lại. Trẻ của chúng ta tự kỉ vì hệ tiêu hóa của chúng không làm việc bình thường” – Patricia Lemer.

Chìa khóa để hiểu các hành vi của tự kỷ có thể nằm ở việc tìm hiểu xem cái gì đã tạo nên 90 % tế bào của chúng ta. Đúng như vậy chúng ta chỉ có 10 % là con người, 90 % tế bào của chúng ta còn lại không phải là chúng ta, 10 tỷ tỷ các tế bào cơ thể và 100 tỷ tỷ các tế bào vi sinh vật sống ở trong các cơ quan nội tạng, các lỗ trên cơ thể, và da. Tất cả những tế bào này phải được sống một cách hòa hợp để một người có thể khỏe mạnh. Bài này sẽ tóm tắt về quá trình tiêu hoá của con người.


Tiêu hóa bắt đầu từ miệng của chúng ta, mỗi miếng thức ăn mà chúng ta ăn vào sẽ được trộn với nước bọt và nuốt xuống. Đây là một quá trình rất phức tạp, nó có thể mất vài giờ cho đến vài ngày phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Lý tưởng mà nói thì thức ăn không nên lưu lại quá lâu trong ruột non, vì như thế thì các bộ phận tiêu hóa sẽ bị thẩm thấu các chất thải. Một đường ruột khỏe mạnh được hỗ trợ bởi một nguồn nước và thức ăn đầy đủ sẽ nghiền nát được tất cả những gì chúng ta ăn thành những hạt nhỏ có ích (dinh dưỡng), loại bỏ các chất thải và tạo ra ít nhất một lần đại tiện một ngày mà không khó khăn gì. Trong khi cơ thể thẩm thấu các chất dinh dưỡng , độc tố và những chất thải khác sẽ kết thúc chặng đường của mình và ra ngoài qua hậu môn dưới dạng phân.


Toàn bộ cơ thể là một cộng đồng sống của những sinh vật nhỏ bé tạo nên hệ vi sinh vật của từng cá nhân. Hệ vi sinh vật của bạn là độc nhất cũng giống như vân tay của bạn.


Một hệ vi sinh vật của một con người bình thường bao gồm khoảng 1,5 kg của 100 tỷ tỷ các con “bugs/vi khuẩn” cùng chung sống trong cơ thể chúng ta với mục đích hỗ trợ cho việc thẩm thấu chất dinh dưỡng và loại bỏ chất thải. Từng ngõ ngách nhỏ trong cơ thể của chúng ta đều có vi sinh vật. Vi sinh vật ở khắp mọi nơi: trong đường ruột để giúp chúng ta tiêu hóa, trong da, ở trong miệng để xác định trạng thái răng của chúng ta, sâu trong rốn, trong bộ phận sinh dục, trong tay, chân, tai và nhiều hơn thế nữa.


Tóm lại một số sinh vật thì có lợi, đặc biệt là cho quá trình tiêu hóa hoặc hơn thế, trong khi đó một số gây hại, cản trở quá trình tiêu hóa và sức khỏe nói chung. Các vi khuẩn có lợi và có hại tranh nhau tồn tại ở trong đường tiêu hóa, với mục tiêu là có được sự cân bằng để giúp cho một sức khỏe tốt.


Nhưng thực tế không hoàn toàn đơn giản như vậy. Các nhà khoa học bắt đầu hiểu rằng một số những vi khuẩn có hại lại có thể có lợi và nếu chúng ta loại bỏ hết một chủng loại vi khuẩn thì có thể điều đó cũng sẽ hại như trong trường hợp chúng quá nhiều. Đó là điều mà nhà khoa học Martin Blaser phát hiện ra khi ông nghiên cứu về vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP), được cho là nguyên nhân của ung thư dạ dày. Tại sao một số người có vi khuẩn này thì bị bệnh mà một số khác thì không. Tất cả phụ thuộc vào thời điểm, nếu như cơ thể bạn có vi khuẩn này trong ba năm đầu đời, thì nó không những không gây bệnh mà còn bảo vệ bạn khỏi bệnh tật.


Đường ruột nối liền với não bộ bằng dây thần kinh phế vị của hệ thần kinh tự chủ, nơi giám sát các chức năng “vô thức” của cơ thể như tiêu hóa, tuần hoàn, nội tiết và nhịp tim. Thần kinh phế vị là thần kinh sọ não số 10 và dài nhất trong cơ thể. Nó cũng kết nối với các trung tâm cảm xúc và nhận thức của não bộ và với hệ miễn dịch, chính vì vậy trục não bộ đường ruột, gut-brain axis (GBA) rất quan trọng với sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người.


Hệ vi sinh vật đường ruột của chúng ta tương tác với não qua GBA theo hai chiều: từ não bộ đến hệ vi sinh đường ruột và từ hệ vi sinh đường ruột cho đến não bộ, bằng các đường dẫn truyền thần kinh, nội tiết, miễn dịch... Trên thực tế 80 đến 90 % các dây thần kinh của thần kinh phế vị dành cho việc truyền thông tin của các cơ quan nội tạng của cơ thể đến não bộ. Ảnh hưởng của hệ vi sinh vật đường ruột đến những tương tác này cực kỳ quan trọng và nó càng đa dạng thì con người càng khỏe mạnh.


Ngoài ra, theo bác sĩ Michael Gershon, nhà tiên phong trong lĩnh vực tiêu hóa thần kink (neurogastroenterology), ít nhất 70 % hệ miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Hệ tiêu hóa còn được gọi là “não bộ thứ hai”. Bác sĩ Gershon đã giúp chúng ta hiểu hơn về mối quan hệ phức tạp giữa sự TỔN THƯƠNG CỦA ĐƯỜNG RUỘT, HỆ MIỄN DỊCH VÀ NÃO BỘ.


Mối quan hệ này rõ ràng hơn hết trong cơ thể và tâm trí của những người tự kỉ.


Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting Autism”

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page