SIBO (small intestine bacterial overgrowth) là chứng rối loạn khuẩn ruột non do quá nhiều vi khuẩn sống trong ruột già di chuyển lên ruột non. Việc di chuyển này ảnh hưởng đến tiêu hóa, gây rò rỉ đường ruột. SIBO cũng là một dạng rối loạn hệ khuẩn ruột.
Những vi khuẩn di chuyển đến ruột non có thể làm tổn thương thành ruột non, chúng sống bằng những thức ăn chưa được thẩm thấu và thải ra khí dẫn đến đầy bụng, đau bụng hoặc táo bón, ỉa chảy. Và “tác dụng phụ” của chúng là các vấn đề liên quan đến nhận thức, thần kinh và hành vi. Thêm nữa vì chúng ăn thức ăn chưa được tiêu hóa sớm hơn trong chu kỳ tiêu hóa nên chúng sẽ lấy đi những dinh dưỡng cần thiết, gây ra thiếu vitamin quan trọng ví dụ như B12.
Tại sao những vi khuẩn sống ở dưới lại muốn đi lên ruột non? Câu trả lời có thể nằm ở thần kinh phế vị, dây thần kinh sọ não lớn nhất đi từ thân não đến đường ruột và ảnh hưởng đến chức năng của rất nhiều các bộ phận cơ thể, nó cũng ảnh hưởng đến rất những quá trình vô thức của cơ thể như điều chỉnh nhiệt độ, hít thở và tiêu hóa. Một trong những nhiệm vụ của thần kinh phế vị trong quá trình tiêu hóa là nhu động ruột và giám sát quá trình sản sinh các men tiêu hóa và axít trong dạ dày.
Chúng ta đã biết rất nhiều trẻ tự kỉ có thể thần kinh phế vị hoạt động không bình thường và điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của đường ruột.
Cha mẹ thường báo cáo là trẻ tự kỉ bị TÁO BÓN MÃN TÍNH, kèm theo đau bụng hoặc đầy bụng, cũng có một số trẻ thường xuyên ỉa chảy. Có những đứa trẻ cả tuần không hề đi ngoài và có trẻ thì đi năm ngày lần một ngày. Phân của chúng thường không bình thường về màu sắc hoặc độ đồng nhất. Cũng có những đứa trẻ phân bị lèn chặt thì vừa táo bón lại vừa ỉa chảy. Những phần trông có vẻ như phân lỏng thực ra là những rò rỉ xung quanh phân cứng. Thường khi chúng ta sử dụng những biện pháp để loại bỏ được phân cứng cho trẻ thì đại tràng và não của trẻ sẽ hoạt động tốt hơn.
Trẻ thường xuyên táo bón cần được khám bởi các chuyên gia tiêu hóa hiểu biết về tự kỷ, họ sẽ nghe bằng ống nghe và vỗ nhẹ vào bụng, rồi chẩn đoán nếu bụng của trẻ cứng, đầy và khó chịu. Các vấn đề tiêu hóa đặc biệt là táo bón ở trẻ tự kỉ được rất nhiều các nhà lâm sàng, các nhà nghiên cứu hoặc cha mẹ quan tâm.
Trong vòng ít nhất là 30 năm nay các bác sĩ đã nhận ra việc tiêu hóa các sản phẩm BỘT MÌ VÀ SỮA BÒ liên quan đến rất nhiều các triệu chứng mãn tính của cơ thể như: dị ứng da, hen, tiểu đường trẻ em, táo bón, ỉa chảy và trào ngược, cũng như các vấn đề về hành vi và học tập. Viện nghiên cứu sức khỏe nhi (The American Academy of Pediatrics) của Hoa Kỳ đã đưa ra đề xuất KHÔNG CHO TRẺ SƠ SINH UỐNG SỮA BÒ NĂM ĐẦU ĐỜI vì lý do này. Sữa bò có lượng casein nhiều hơn bảy lần so với sữa mẹ, trong khi con bò có 4 dạ dày để tiêu hóa casein thì chúng ta chỉ có một. Hầu hết trẻ tự kỷ có một vài triệu chứng nói trên, nhiều trẻ tự kỷ có chế độ ăn rất hạn chế, có những trẻ không ăn gì ngoài bột mì và sữa bò.
Tại sao trẻ tự kỷ lại dị ứng hay không có khả năng chịu đựng được một số loại thức ăn, đặc biệt là thức ăn có gluten và casein?
Cuối những năm 90, Karen Seroussi, mẹ của một cậu bé tự kỉ được chuẩn đoán lúc 19 tháng bắt đầu nghiên cứu các phương pháp điều trị cho con mình. Bà phát hiện ra là năm 1990 nhà sinh hóa Karl Reichelt và các đồng sự của ông đã tìm thấy ở 90 % số trẻ tự kỉ có một lượng lớn chất gây nghiện opioid peptides trong nước tiểu của chúng và các nhà nghiên cứu tin rằng những chất gây nghiện này đến từ gluten và casein chưa được tiêu hóa hoàn toàn.
Và Seroussi đã loại bỏ hoàn toàn những thức ăn có gluten và casein ra khỏi chế độ ăn của con. Con bà đã phát triển nhanh chóng và đến bốn tuổi thì nó không còn được coi là tự kỷ nữa.
Bà đã viết cuốn sách về câu chuyện chữa lành của con trai và năm 2000 trở thành người đầu tiên đề xuất một cách công khai việc thay đổi chế độ ăn như một bước cần thiết trong can thiệp trẻ tự kỷ và là người đầu tiên dùng các từ “tự kỷ “và “chữa lành” trong cùng một câu nói. Chồng bà là một nhà hóa học làm việc cho phòng thí nghiệm Johnson và Johnson, ông và các cộng sự đã so sánh mẫu nước tiểu của trẻ bình thường với trẻ tự kỷ. Mẫu nước tiểu của trẻ tự kỷ có chứa nhiều thức ăn chưa được tiêu hóa, gây ra triệu chứng rò rỉ ruột. Họ cũng cho biết là ở trẻ tự kỷ men tiêu hóa dipeptidyl peptidase IV, chịu trách nhiệm tiêu hóa gluten và casein, bị giảm hoặc không hoạt động, hoặc không đủ do di truyền. Và thuỷ ngân, thứ kim loại nặng có rất nhiều trong cơ thể của nhiều trẻ tự kỷ có khả năng ngăn chặn hoạt động của men tiêu hóa này.
Seroussi đưa ra học thuyết “opioid excess theory” tạm dịch “học thuyết quá nhiều chất gây nghiện”. Và nền tảng chính của học thuyết này là gluten và casein chưa được tiêu hóa đã ngấm vào thành ruột và tác động vào hệ thần kinh trung ương, tạo ra những hiệu ứng giống như thuốc phiện. Kết quả cuối cùng có thể là các rối loạn về nhận thức, hành vi, tâm trạng, cảm xúc, sự phát triển của não và chức năng miễn dịch.
Tuy nhiên, phải kể một giả thuyết mới đây về tác động của gluten và casein đến tự kỷ và các bệnh mãn tính khác. Một nhà nghiên cứu của trường đại học MIT là tiến sĩ Stephanie Seneff cho rằng thuốc diệt cỏ glyphosate dùng trong canh tác lúa mì và một số ngũ cốc khác mới là nguyên nhân chính. Có 5% người Mỹ dị ứng với gluten, nhưng một số người này cho biết khi họ ăn bánh mì có gluten ở Pháp hay Ý thì lại không sao, vì ở các nước này, thuốc diệt cỏ bị cấm.
Thuốc diệt cỏ có khả năng cao làm tiêu hủy các kim loại như iron (sắt), cobalt (một thành phần của vitamin B12, Molybdenum (phòng ngừa thiếu máu, tránh suy dinh dưỡng ở trẻ), copper (đồng), cũng như một số loại axit amin như tryptophan tyrosine, methionine và selenomethionine. Tất cả những chất bị thiếu này đều đi kèm theo dị ứng gluten.
Chính vì vậy, các nhà chăm sóc sức khỏe đã nhận ra rằng việc loại bỏ một số thức ăn cần phải đi kèm với bổ sung dinh dưỡng để giải quyết những sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất không thể tránh khỏi ở trẻ tự kỷ. Những trẻ được khuyên sử dụng chế độ ăn không gluten không casein sẽ luôn được khuyên dùng các chất bổ sung mà chúng sẽ thiếu, đặc biệt là can xi và vitamin D.
Trong bài báo mới nhất của Seneff, cô dự đoán rằng cuối cùng tự kỷ cũng sẽ được coi là một bệnh tự miễn /autoimmune disease.
Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting Autism”
コメント