top of page
  • Writer's pictureHoa Le

NHÂN QUẢ

Hôm qua mình được nghe bài học về trân trọng biết ơn và rất muốn chia sẻ với các cha mẹ một ví dụ về nhân quả:


“Nếu bạn đang có dính mắc ở hành vi của con, ví dụ khi con mình chơi game hay làm điều gì đó bạn cảm thấy đau khổ lo lắng và bồn chồn không yên. Theo định nghĩa của khối ác đức, một con người làm cho người khác cảm thấy đau khổ , lo lắng, buồn thương, đặc biệt là người thân yêu đã nuôi dưỡng mình, thì người đó sẽ tích lũy khối điện từ âm, tức là gieo hạt mầm xấu, gieo nhân xấu. Ví dụ khi cha mẹ lo lắng vì con bệnh, nhìn vào có thể thấy là vì người mẹ đó yêu thương con, nhưng người mẹ đó thiếu trí tuệ trong yêu thương, vì khi mình đau khổ lo lắng vì con bệnh tật thì vô hình chung mình đã tạo nhân duyên cho con một khối điện từ âm, vô tình mình đã gieo cho con một hạt mầm xấu thì quả trong tương lai con nhận sẽ là quả bất như ý.


Chính vì thế có câu nói rất nổi tiếng trong làm cha mẹ: “phản ứng thái quá với sai lầm của trẻ thì tạo ra những đứa trẻ nói dối”, có nghĩa là khi mình đau khổ phản ứng với sai lầm của người khác đặc biệt là trẻ em thì đứa trẻ đó càng ngày càng tích điện từ âm, đầu óc của trẻ không thể sáng suốt được nó sẽ lươn lẹo, sẽ nói dối dần để tránh làm tổn thương cha mẹ hơn nữa, và từ từ đứa trẻ đó sẽ gieo một cái nhân xấu.


Chúng ta thương yêu cha mẹ mình, thương yêu con cái mình, có phải nếu họ càng ngày càng tích phước đức thì cuộc sống của họ sẽ được bảo vệ không? Chắc chắn ai cũng muốn người thân của mình có được công đức phước đức đủ đầy để đi đâu họ cũng có thể kích hoạt nghiệp thức, nghiệp duyên, nghiệp quả tốt, để cuộc sống của họ được may mắn”.


Vậy thì nếu chúng ta càng ngày càng đau khổ lo lắng với những hành vi của trẻ thì chính là chúng ta đang đi ngược lại với “yêu thương” hay mong muốn cho trẻ có cuộc sống tốt.


Trân trọng biết ơn người thầy đầy trí tuệ của WIT. Cảm ơn các nhân mạch của mình.


Hoa Le

22 views0 comments

Recent Posts

See All

コメント


bottom of page