top of page
Writer's pictureHoa Le

NẤM ĐƯỜNG RUỘT VÀ BỆNH RÒ RỈ RUỘT

Bác sĩ William Crook trong hàng chục năm đã viết về mối quan hệ giữa tình trạng viêm tai của trẻ nhỏ, việc điều trị kháng sinh và chuẩn đoán tự kỷ về sau. Ngay từ năm 1982 ông đã ghi lại trường hợp cậu bé Rusty có tiền sử khóc do đau bụng co thắt (colic) và viêm tai trong năm đầu đời. Và đến năm cậu hai tuổi thì có các triệu chứng của cả tăng động và tự kỷ.


Bác sĩ Crook tin rằng, giống Rusty, rất nhiều trẻ tự kỷ có vấn đề với một loại nấm đường ruột (yeast) tên là Candida. Năm 1985, bác sĩ Rimland ở Viện nghiên cứu tự kỷ cũng đề cập đến mối liên quan giữa Candida và tự kỷ. Những đứa trẻ mà thèm đường từ kẹo, nước ngọt, nước trái cây và bánh ngọt sẽ rất nhiều khả năng có các vấn đề liên quan đến nấm đường ruột, bởi vì chúng sống bằng đường. Với trẻ nhiễm nấm Candida, theo bác sĩ Crook thì “ăn đường giống như đổ thêm dầu vào lửa”.


Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida là tâm trạng thay đổi, đau đầu, đau cơ, đau bụng, ngứa, đặc biệt là gần các bộ phận sinh dục hoặc hậu môn, các vấn đề tiêu hóa, phân có mùi khó chịu, đầy hơi, trầm cảm, khó tính, tăng động và các vấn đề về tập trung. Ở các em bé hay bị hăm tã, khóc do đau bụng co thắt, viêm tai liên tục và phải sử dụng kháng sinh nhiều lần, hay dị ứng mãn tính bao gồm nổi mẩn, ho, sổ mũi ... chính là những dấu hiệu đáng lo ngại của nấm đường ruột.


Tiến sĩ hóa sinh Shaw, nhà sáng lập phòng thí nghiệm Great Plains, cũng tìm thấy viêm tai, kháng sinh và nấm đường ruột rất phổ biến ở những đứa trẻ sau cuối cùng sẽ được chuẩn đoán tự kỷ. Ông là một trong những chuyên gia hàng đầu về những vấn đề liên quan đến nấm và vai trò của nó trong tự kỷ.


BỆNH RÒ RỈ RUỘT (Leaky gut) xảy ra khi những thức ăn chỉ tiêu hóa được một phần, chất đạm, và các chất độc sẽ đi vào dòng máu trong cơ thể qua những cái lỗ rất là nhỏ mà nấm đường ruột tạo ra trong niêm mạc thành ruột mỏng manh, theo quá trình giống như những cây leo bám vào tường gạch của ngôi nhà và dần dần phá hủy vữa. Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh, chất độc kim loại nặng, ăn những đồ ăn biến đổi gien... đã phá hủy vi khuẩn tốt ở đường ruột và các men tiêu hóa gây hại do nấm đường ruột tạo ra sẽ làm hại thành ruột.


Những thứ len lỏi vào dòng máu cơ thể sẽ kích hoạt kháng thể tạo ra những phản ứng dị ứng, phản ứng thể chất, cảm xúc và nhận thức. Và khi nấm đường ruột tiếp tục sinh sôi nảy nở, các hệ miễn dịch và hệ nội tiết sẽ yếu dần và cơ hội viêm nhiễm và sử dụng kháng sinh lại tăng lên và cứ như thế cái vòng luẩn quẩn lại tiếp tục.


Tình trạng thẩm thấu thành ruột non này ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng không chỉ xảy ra ở trong đường tiêu hóa mà cả ở da, trong gan, ở tuyến giáp và đúng vậy.... ở não bộ. Những mẩn đỏ, tình trạng thiếu cân bằng nội tiết và các vấn đề về nhận thức đôi khi biến mất khi đường ruột được chữa lành.


Theo nhà dinh dưỡng học nổi tiếng Elizabeth Nikkei thì rò rỉ ruột có thể là nguyên nhân của một loạt các bệnh tật và triệu chứng trong đó có tự kỷ. Một đường ruột bị tổn thương không thể là nơi sản xuất hiệu quả men tiêu hóa quan trọng cần thiết cho việc tiêu hóa tinh bột, đạm và chất béo. Khi những men tiêu hóa này không có hoặc không đủ thì các triệu chứng như táo bón và đi ngoài có thể xảy ra.


Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting Autism”

Recent Posts

See All

Comentarios


bottom of page