top of page
  • Writer's pictureHoa Le

HỌC VỀ TỰ KỶ

Hôm nay tôi nghe Amy Schaber, một người tự kỷ, nói rằng nếu chúng ta muốn giúp họ thì: Hãy nhớ rằng người tự kỷ cần phải là người dẫn dắt trong các câu chuyện về tự kỷ và cuộc sống của họ, và HÃY ĐỌC NHỮNG GÌ NGƯỜI TỰ KỶ VIẾT và NGHE NGƯỜI TỰ KỶ NÓI.


Tôi mơ ước có một ngày nào đó những người tự kỷ Việt Nam sẽ cất lên tiếng nói của mình. Để xã hội có thể hiểu hơn những khó khăn và tài năng của họ, đúng thế, thực ra 85% những người tự kỷ có chỉ số thông minh trên trung bình (Alderson, 2011) . Và để chúng ta có thể thực hành được thêm nhiều hơn phần “người” trong mỗi con người.


Thủ thỉ thù thì”, ra đời từ ý tưởng sáng tạo của một cộng sự còn rất trẻ của tôi, đã thu hút được sự quan tâm của những cha mẹ có con tự kỷ, họ đã “thủ thỉ” với chúng tôi về những đứa con tuyệt vời của họ và không ít người cho chúng tôi biết họ đang rất tự hào về con mình và về con đường họ đồng hành với con. Họ thật sự đáng sự khâm phục, họ đã biến những gì mà cha mẹ khác coi là “con đường khốn khổ” thành HÀNH TRÌNH YÊU THƯƠNG, hành trình luôn đem lại cảm hứng không chỉ cho gia đình họ mà còn cho tất cả những người được chứng kiến nó, tôi cảm thấy đầy hy vọng khi có người mẹ nhận xét sau khi đọc tâm sự của một ông bố “có lẽ mình phải học cách lạc quan của ông bố này”.


Có rất nhiều phương pháp điều trị tự kỷ, hầu hết được thiết lập bởi các chuyên gia, nhưng phần lớn những kiến thức chúng tôi áp dụng để giúp các cha mẹ có con tự kỷ đều dựa trên những gì học được từ những người tự kỷ: Amy Sequenzia, Ido Kedar, Naoki Higashida, Carly Fleishmann, Raun Kaufman... và đặc biệt là những đứa trẻ mà chúng tôi chơi cùng hàng ngày trong phòng chơi.


Xin cảm ơn những cha mẹ đã dạy chúng tôi thêm về tự kỷ qua hành trình yêu thương của họ với con. Tôi cho rằng những người tự kỷ và cha mẹ họ mới là những người thầy lớn nhất cho những ai thật sự muốn giúp họ.


Hoa Le

Recent Posts

See All

Comentarios


bottom of page