Bất kể trẻ tự kỉ nặng hay nhẹ, việc giảm bớt được các yếu tố gây căng thẳng cho cơ thể và não bộ của trẻ trước khi bắt đầu những chương trình trị liệu tốn kém và tốn thời gian sẽ cải thiện một cách đáng kể kết quả trong tương lai và chất lượng cuộc sống của trẻ, cũng như sẽ giúp tiết kiệm đáng kể thời gian công sức và tiền bạc của các gia đình. Thay đổi cách sống có thể sẽ cải thiện được sức khỏe của từng thành viên trong gia đình, kể cả những người ốm, những người khỏe, những người có hay không có chẩn đoán tự kỷ. Bài viết này xin được tóm tắt những độc tố đến từ môi trường có thể là những yếu tố tạo nên căng thẳng toàn phần cho trẻ tự kỷ.
KHÔNG KHÍ chúng ta thở, NƯỚC chúng ta uống, THỨC ĂN chúng ta ăn, đồ dùng chúng ta sử dụng và những năng lượng vô hình đang thẩm thấu vào hệ thần kinh của chúng ta, tất cả đều có thể chứa độc tố. Hầu hết mọi người đều biết về ô nhiễm không khí ngoài đường hại tới sức khỏe nhưng ít người biết ô nhiễm không khí bên trong nhà cũng rất hại. Nghiên cứu đã tìm thấy khoảng hơn 10 chất gây ô nhiễm trong nhà ở mức cao hơn từ hai đến năm lần so với ở ngoài, cả ở nông thôn và thành phố. Khi sử dụng những sản phẩm chứa hóa chất chúng ta đã tự phơi nhiễm bản thân và người khác với độc tố, và những độc tố này vẫn tụ lại trong không khí sau khi sử dụng.
Phơi nhiễm KHÓI THUỐC LÁ là một vấn đề nghiêm trọng, khói thuốc lá là nguồn chính của ô nhiễm không khí trong nhà và việc chúng ta hít phải khói thuốc lá là không tránh khỏi. Khói thuốc lá là một hỗn hợp phức tạp của khoảng hơn 4000 hóa chất và nó đóng góp phần lớn vào bệnh hen và dị ứng ở trẻ em.
Các VẬT LIỆU XÂY DỰNG cũng là những nguồn độc tố thần kinh do khí thải. Sự khó chịu, dị ứng và các bệnh tật đến từ việc sống và làm việc trong những tòa nhà bị ô nhiệm không khí được gọi là “các triệu chứng bệnh tật của các tòa nhà”. Một số người sống trong những ngôi nhà “gây bệnh”, trong đó có những cái tủ, thảm, keo, vật liệu cách nhiệt và các vật liệu khác có thể tạo ra khí thải trong nhiều ngày, nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm.
DIỆT CÔN TRÙNG thường sử dụng hóa chất độc hại, chúng ta đều sợ côn trùng và nghĩ rằng chúng đem đến bệnh tật nhưng thực ra nguy hiểm đến từ chất diệt côn trùng còn nặng hơn đến từ côn trùng. Chất diệt côn trùng ở khắp mọi nơi, nếu không sử dụng chúng để xịt nhà thì bạn cũng đang nạp chúng qua thức ăn không hữu cơ, Các tòa nhà, thậm chí cả bệnh viện cũng đều thường xuyên diệt côn trùng.
Các SẢN PHẨM TẨY RỬA cũng rất độc hại, bà Debra Lynn Dadd, người bỏ hơn 30 năm tìm kiếm những sản phẩm thay thế an toàn trong gia đình đã phát hiện ra thành phần trong xà phòng giặt, chất khử trùng, chất tẩy rửa bếp hoặc lò nướng chứa nhiều loại độc tố. Chất làm mềm vải hay giấy tạo mùi dùng trong máy giặt có hóa chất gây dị ứng, vấn đề về não bộ, đau đầu, mất phối hợp cơ và thậm chí ung thư.
Các SẢN PHẨM CHĂM SÓC BẢN THÂN VÀ HỘP NHỰA đựng chúng cũng có kim loại nặng như chì, thủy ngân và phthalates. Phthalates là chất làm dẻo được dùng trong ngành dệt may và các loại xịt tóc, nước hoa xịt người, sơn móng tay, son môi, và các vật dụng khác. Hàng trăm nghiên cứu đã cho thấy rằng phthalates có thể làm tổn thương gan, thận, phổi và hệ sinh sản. Ở phụ nữ mang thai chất này sẽ thấm qua nhau thai và vào thai nhi, sau đó đi vào sữa mẹ và trẻ lại uống sữa đó. Với đàn ông thì nó có thể dẫn đến giảm số lượng tinh trùng. Hộp nhựa đựng thức ăn và nước uống cũng có thể sẽ rất hại cho sức khỏe, đặc biệt nếu như chúng được quay trong lò vi sóng.
Electro-smog/KHÓI ĐIỆN TỬ hiện nay nhiều gấp hàng triệu lần so với chỉ 10 năm trước đây, và đang là một trong những yếu tố chính gây căng thẳng của cuộc sống hiện đại. Người ta gọi là điện từ trường / EMF, bao gồm phóng xạ tần số vô tuyến đến từ các đường điện, các trạm thu phát sóng di động và các thiết bị không dây. Phóng xạ tần số cao đến từ lò vi sóng, điện thoại di động và các thiết bị không dây khác, tần số vừa đến từ các thiết bị điện tử, máy biến áp, đèn huỳnh quang, máy tính, tivi plasma, và phóng xạ tần số thấp đến từ máy tính, máy photocopy, đài và lò sưởi điện. Công nghệ không dây đã trở thành cách sống của chúng ta và càng ngày càng có nhiều chứng cớ cho thấy sóng vô tuyến của điện thoại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. EMS phá hoại màng tế bào, làm giảm giao tiếp giữa các tế bào. Việc màng tế bào bị tổn thương sẽ cho phép kim loại nặng thâm nhập vào trong tế bào gây ra các gốc tự do làm giảm năng lượng của tế bào và làm cho chúng ta rất mệt mỏi. Các vi khuẩn, virút cũng không thích EMF, sóng tần số cao làm cho chúng phản ứng như là chúng bị tấn công, vì vậy chúng sản sinh thêm nhiều chất độc và trở nên nguy hiểm hơn.
Ngoài ra NĂNG LƯỢNG CỦA TRÁI ĐẤT cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Các rung động đến từ năng lượng vô hình này không trực tiếp gây bệnh nhưng có thể làm cho cơ thể căng thẳng. Một số người tự kỉ có thể đã ngủ trong những không gian thiếu an toàn trong khoảng thời gian cơ thể của họ cần được chữa lành.
Việc khoan tại các MỎ THAN hoặc MỎ KHÍ cũng tác động đến sức khỏe của những người sống gần đó, nó ảnh hưởng đến chất lượng của nước, không khí và thức ăn, chưa kể nó còn giải phóng những phóng xạ tự nhiên đã nằm ở dưới mặt đất hàng triệu năm.
Các lựa chọn về ĐÈN CHIẾU SÁNG đã thay đổi chóng mặt trong thập kỷ vừa qua. Đèn dây tóc đã được thay bằng bóng đèn huỳnh quang, hiệu quả hơn về mặt năng lượng nhưng không tốt cho môi trường cũng như sức khỏe con người, đèn hình quang (trong đó có đèn tuýp) thải ra rất nhiều EMS, phóng xạ và chứa khoảng 3 đến 5 miligram thủy ngân. Thực ra thủy ngân chỉ thành vấn đề cho đến khi bóng đèn tuýp bị vỡ ở trong nhà hay ngấm vào trong đất.
Rất nhiều người tự kỷ cho biết họ lại sợ âm thanh phát ra từ đèn huỳnh quang và cái ánh lập lòe khi đèn cháy. Có một bạn nhỏ học lớp bốn bị động kinh, bố là bác sĩ mắt khi đến trường đón con phát hiện ra chính đèn huỳnh quang đã gây cho con những cơn động kinh, vì khi chuyển con sang ở lớp học khác không có đèn huỳnh quang thì con không còn cơn động kinh nào nữa. May mắn cho chúng ta là đèn LED đang dần trở nên phổ biến, sử dụng ít năng lượng hơn làm giảm nhu cầu từ các nhà máy điện và giảm phát thải khí nhà kính.
Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting Autism”
Comments