Rất nhiều trẻ ngày nay được chăm sóc bởi ông bà, những người giúp việc hoặc được gửi trẻ thay cho cha mẹ so với thế hệ trước. Các nghiên cứu cho thấy hầu hết trẻ bình thường vẫn phát triển cảm xúc tốt khi không được cha mẹ chăm sóc 24/7. Vấn đề ở đây đến từ sự CĂNG THẲNG CỦA CHA MẸ CÓ CON TỰ KỶ, họ luôn luôn lo lắng vì chúng khi họ đi làm và nếu họ ở nhà với con thì thường họ cũng phải làm việc để đảm bảo cuộc sống.
Môi trường xã hội mà trẻ của chúng ta đang lớn lên đã thay đổi nhiều so với các thế hệ trước và không ít trong số những thay đổi này làm cho trẻ tự kỷ căng thẳng. Thức ăn có sẵn ở bất cứ đâu, các nhà hàng, siêu thị...không phải chỉ ở nhà nên hiện tại ít gia đình ăn thậm chí một bữa một ngày cùng nhau. Ngoài việc trẻ không được ăn những đồ ăn nấu ở nhà có nhiều dinh dưỡng chúng còn bị mất cơ hội trải nghiệm những tương tác tự nhiên của bữa ăn gia đình, cơ hội được cảm nhận tình yêu thương đến từ thức ăn do cha mẹ chúng nấu và sự chia sẻ thông tin thường xảy ra ở những bữa ăn có đầy đủ các thành viên.
Một vấn đề rất lớn là MÀN HÌNH dường như đã thay thế người chăm sóc trẻ. Thay bằng tự nẩy bóng trên cầu thang hay ném và bắt bóng với các bạn, trẻ chơi game trên máy tính, điện thoại hoặc xem phim. Trẻ ngày nay có KHẢ NĂNG TẬP TRUNG KÉM hơn chúng ta bởi vì chúng thường xuyên được giải trí bằng những thứ luôn chuyển động trên màn hình.
Tivi hay màn hình đang dần chiếm chỗ của những trò chơi tưởng tượng và cuộc sống thực, không còn những hình ảnh trẻ con hàng xóm tụ tập ngoài đường chơi đuổi bắt hay nhảy dây, đặc biệt là ở các thành phố. Susan Johnson, một bác sĩ, giáo viên, và là một người mẹ đã quan sát thấy rằng những trẻ chơi màn hình nhiều gặp khó khăn tưởng tượng những hình ảnh trong tâm trí. Tưởng tượng hình ảnh không phải chỉ để giải trí, nó còn là nền tảng cho ước mơ và những suy nghĩ tinh tế, ví dụ như trực giác, khao khát và trí tưởng tượng. Mọi người đều mơ ước, suy nghĩ và tưởng tượng về tương lai bằng hình ảnh. Jane Healy, tiến sĩ tâm lý học và tác giả của rất nhiều sách về sự phát triển não bộ của trẻ em, tin rằng những chương trình tivi mang tính giáo dục cũng có thể dạy một số những khái niệm, nhưng nó không thể thay thế các trải nghiệm cuộc sống thực tế. Và một điều đáng báo động hơn nữa là các nghiên cứu cho thấy xem ti vi nhiều có thể sẽ làm tê liệt một số chức năng cao cấp của não bộ, và ảnh hưởng đến sự cân bằng và tương tác giữa não trái và não phải.
Trẻ cần có LỊCH SINH HOẠT CỤ THỂ. Nếu có thể, hãy giới thiệu về khái niệm thời gian với trẻ càng sớm càng tốt, sử dụng những từ như “tuần sau” “ngày mai” “năm phút nữa”. Việc giữ thời gian và một trình tự cố định cho những sự kiện hàng ngày như các bữa ăn, bài tập và giờ ngủ sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và yên tâm. Ttrẻ sẽ không cố phá các giới hạn nếu chúng biết rằng cha mẹ thật sự nghiêm túc thực hiện các giới hạn đó.
Hãy ĐỌC VÀ KỂ CHUYỆN CÙNG TRẺ, hãy chia sẻ những quyển sách và các câu chuyện đặc biệt là trước giờ ngủ, việc đọc sách cho trẻ cũng đem lại những lợi ích giống bữa tối gia đình: trẻ sẽ biết thêm nhiều từ, tăng sự tưởng tượng về hình ảnh, dạy trẻ biết chờ đợi và khả năng lắng nghe. Khi trẻ nghe các câu chuyện, tâm trí của chúng sẽ tạo ra những hình ảnh của riêng chúng, dẫn đến các ý tưởng, rồi hành động.
Bạn cũng có thể tưởng tượng ra những câu chuyện, chắc chắn trẻ sẽ thích. Hãy tìm những thứ có thể thay thế tivi, những thứ khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. Hãy hạn chế thời gian màn hình và các trò chơi điện tử đặc biệt là gần giờ ngủ. TRẺ CẦN THỜI GIAN RỖI để sử dụng khả năng tưởng tượng của chúng hoặc tự tìm một cái gì đó để làm. Nếu có điều kiện hãy khuyến khích trẻ đào giun trong vườn, tưới cây, vẽ, cắt dán thủ công, chơi nhạc. Healy cũng khuyên chúng ta rằng nếu trẻ xem tivi thì cha mẹ cũng nên xem cùng với trẻ và biến nó thành thời gian tương tác.
Những gia đình thành công có khả năng phân chia ranh giới rõ ràng giữa việc nhà và công việc, nhờ đó họ có thể HOÀN TOÀN HIỆN DIỆN KHI Ở BÊN TRẺ.
Hoa Le Trích từ sách “Outsmarting Autism”
Comments