top of page
  • Writer's pictureHoa Le

ĂN, UỐNG, THỞ VÀ NGỦ VỚI TRẺ TỰ KỶ

Sau các bài nói về không khí mà trẻ của chúng ta hít thở hàng ngày, tôi xin được tóm tắt những vấn đề cơ thể mà chúng ta có thể giúp cho trẻ tự kỷ, đó là việc uống đủ nước, thở sâu, giấc ngủ ngon, và ăn.


Không uống đủ nước có thể dẫn tới tư duy kém, các vấn đề hành vi và trí nhớ, cơ thể con người ít nhất 50 % là nước và não có 85% phần trăm là nước, tất cả các chức năng của con người từ việc giao tiếp giữa các tế bào cho đến tiêu hóa đều phụ thuộc vào việc uống đủ nước.


Trẻ rất cần UỐNG ĐỦ NƯỚC CÓ CHẤT LƯỢNG TỐT. Uống nước thường xuyên trong ngày sẽ có thể giảm nhẹ được nhiều vấn đề của cơ thể, và cần phải cho trẻ uống nước sạch, có nhiều khoáng chất tự nhiên, đã được lọc, không có Fluoride, không pha trộn (cà fe, trà, nước có vị...). Đặc biệt là không cho trẻ uống sôđa.


Lượng nhôm và chì cao từ các máy bơm nước cũ hoặc nguồn cung cấp nước của thành phố đóng góp vào các hành vi tăng động, bạo lực và một số khiếm khuyết trong học tập. Các bác sĩ khuyên chúng ta dùng máy lọc nước bằng quy trình thẩm thấu ngược (RO) để loại bỏ các tạp chất như bùn đất, thuốc trừ sâu, các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể, kim loại nặng, một số máy lọc nước còn bổ sung điện giải và khoáng chất có lợi làm tăng khả năng thẩm thấu dinh dưỡng, oxy của các tế bào và thải độc của cơ thể. Quy trình này cũng thường được áp dụng đối với các loại nước đóng bình.


Thở đúng cách rất quan trọng cho cả não bộ và cơ thể, thở sâu một cách tự nhiên, thoải mái và thư giãn sẽ cung cấp đủ oxy cho máu, tế bào và não, cho chúng ta năng lượng và sức mạnh, giảm căng thẳng và giúp chúng ta nhận biết những gì xảy ra xung quanh.


Trẻ tự kỷ thường nín thở hoặc thở nông vì căng thẳng, dẫn đến mệt mỏi. Theo như bác sĩ mắt Mel Kaplan, phần lớn trẻ tự kỉ đều có rối loạn về thở. Thiếu khả năng kết hợp vận động với hơi thở sẽ làm cơ thể trẻ căng thẳng, ảnh hưởng hệ thần kinh và giảm sự chú ý. Và căng thẳng đó ảnh hưởng đến thị giác dẫn đến việc não diễn giải vị trí của các đồ vật không chính xác.


Trẻ tự kỷ gặp nhiều vấn đề về thở, biểu hiện thường là khó khăn khi thổi nến bánh sinh nhật hay thổi bong bóng, hay chơi một số dụng cụ âm nhạc. Trẻ tự kỷ có thể hay đu đưa người để bù lại cho sự thiếu kết hợp giữa kiểm soát thần kinh, mắt, đầu và cơ thể. Đôi khi trẻ nín thở khi vận động hoặc nhìn, cũng như khi đọc hoặc viết. Nhiều trẻ tự kỷ có hội chứng tăng thông khí, tức là mất cân bằng giữa hít vào và thở ra do sợ hãi và lo âu.


Hãy giúp trẻ THỞ SÂU VÀ CHÚ Ý ĐẾN HƠI THỞ. Các nhà trị liệu cho rằng những bài tập thở có thể giúp trẻ vận động tốt hơn cũng như cải thiện ngôn ngữ, thị giác, nhận thức, học tập và hành vi. Hãy luôn nhắc trẻ hằng ngày hít vào thật sâu đặc biệt là khi chúng lo lắng. Yoga hoặc các môn võ cũng giúp cho trẻ thở tốt hơn.


Thiếu ngủ có vẻ là vấn đề kinh niên ngày nay. Trẻ thường đi ngủ muộn và đến trường thì ngủ gục trên bàn học. Kể cả người lớn cũng có thể chỉ ngủ năm sáu tiếng một đêm. Có nhiều trẻ tự kỷ chưa từng ngủ qua đêm từ khi sinh ra và vì thế cha mẹ của chúng cũng vậy.


Giấc ngủ ngon vô cùng quan trọng, nó giúp phục hồi và hỗ trợ cho cơ thể ở mọi cấp độ: tế bào, nội tiết, miễn dịch, trao đổi chất, cảm xúc. Khi chúng ta ngủ tốt thì não và cơ thể sẽ sản sinh ra serotonin, chất hóa học cần thiết cho điều chỉnh cảm xúc. Nếu ít serotonin, con người sẽ thiếu khả năng đối phó với các căng thẳng của cuộc sống.


Một nghiên cứu ở những người lớn đã cho thấy rằng các triệu chứng của tăng động giảm chú ý xuất hiện khi người ta bị mất ngủ lâu dài, các cơn động kinh cũng có thể xuất hiện ở một số người thức lâu hơn 24 giờ.


Trẻ em, đặc biêt là trẻ tự kỷ, cần một LỊCH NGỦ CỐ ĐỊNH, bắt đầu ít nhất 30 phút trước khi tắt đèn. Có thể cho trẻ tắm bồn bằng nước ấm từ mười đến mười lăm phút và sau đó cuốn trẻ vào khăn và mát xa cho trẻ, thêm muối Epsom vào bồn tắm có thể giúp thải độc và làm dịu. Nói nhỏ và di chuyển nhẹ nhàng, sau đó đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ nghe rồi tắt đèn.


Các chuyên gia cho rằng trẻ mới đi học cần từ 9 cho đến 11 h ngủ mỗi đêm, trẻ lớn thì từ 8 đến 10 tiếng và người lớn từ 7 cho đến 8 tiếng, hãy đảm bảo phòng ngủ của trẻ (và của bạn) không có điện từ trường. Ngủ trong môi trường có nhiều điện từ trường có thể rất hại đến sức khỏe, một nghiên cứu của Klinghardt cho thấy những người phụ nữ mang thai ngủ trong môi trường nhiều điện từ trường thì con của họ biểu hiện nhiều hơn những bất thường về thần kinh trong hai năm đầu đời.

VẬN ĐỘNG và ra ngoài THIÊN NHIÊN chơi nhiều cũng giúp cải thiện giấc ngủ cho trẻ.


NẤU ĂN ở nhà là việc quan trọng mà một gia đình có thể làm để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc nói chung. Hạn chế sử dụng lò vi sóng, tốt nhất là vứt nó đi và đặc biệt đừng bao giờ cho đồ ăn bằng hộp nhựa vào quay trong lò vi sóng. Hãy cho trẻ ăn thức ăn tươi và nguyên chất, tức là chưa qua chế biến, nhiều rau củ trái cây, cố gắng tìm những cách nấu làm cho chúng trở nên hấp dẫn với trẻ. Đặc biệt ĐỪNG SỬ DỤNG MÌ CHÍNH, rất nhiều nghiên cứu đã kết luận mì chính là một độc tố thần kinh với trẻ tự kỷ.

Cha mẹ nên cùng ăn với trẻ ít nhất một lần trong ngày, hãy làm cho việc ăn uống trở thành một trải nghiệm thú vị, tắt tivi và máy tính, không trả lời điện thoại khi ăn. Cho trẻ thời gian để chấp nhận ăn hoặc không ăn những gì ở trước mặt chúng, đừng bao giờ ép trẻ ăn, nài nỉ hay mua chuộc để trẻ phải ăn một món ăn nào. Nếu trẻ có thể tham gia vào quá trình nấu ăn với bạn thì nhiều khả năng trẻ sẽ dễ chấp nhận ăn món đó. Với những gia đình có đủ điều kiện, hãy tự trồng rau và mua đồ ăn hữu cơ.


Hoa Le

Trích từ sách “Outsmarting Autism”

Recent Posts

See All

Comments


bottom of page